Chức năng chính của khối gan tuỵ ở tôm là nơi tổng hợp và tiết ra các men tiêu hoá, chuyển hoá năng lượng tích luỹ, tham gia cơ chế kháng bệnh và đào thải chất độc. Nghiên cứu trên Gan tuy của tôm cho thấy có sự hiện diện đa đạng các loài vi khuẩn khác nhau ở mật độ thấp và chúng được cho là cho liên quan đến sự tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khối gan tuỵ. Sự đa dạng vi khuẩn này có thể được sử dụng như một chỉ số về tình trạng sức khoẻ của tôm. Nghiên cứu gan tuỵ của tôm bệnh cho thấy sự thay đổi các loài vi khuẩn khi tôm bị bệnh so với tôm khoẻ, đặc biệt có sự suy giảm về độ đa dạng vi khuẩn và tình trạng gia tăng số lượng và chiếm ưu thế của các vi khuẩn Vibrio. Những vi khuẩn Vibrio được tìm thấy phổ biết trong môi trường nước mặn, rất nhiều trong số chúng là các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, chúng có thể tiết ra các chất độc gây ra gây bệnh cho vật chủ và các sinh vật sống xung quanh chúng.
Trong đợt bùng phát dịch bệnh trên tôm nuôi năm 2009 (được gọi là hội chứng chết sớm EMS), các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus phát triển trong khối Gan tuỵ của tôm bệnh. Nguyên nhân bùng phát dịch bệnh được xác định là do vi khuẩn V. parahaemolyticus tiết ra hai loại chất độc có tên PirA và PirB. Hai chất độc này gần giống với chất độc nguy hiểm với côn trùng do vi khuẩn Photorhabdus luminescens sinh ra. Hiện tượng tôm nhiễm độc gan do độc tố PirA và PirB giờ đây được gọi chung Hội chứng hoại tử gan tuy cấp (AHPND) và được ghi nhận do nhiều loài vi khuẩn Vibrio gây ra.