Phát hiệt sớm các vi rút thường gây bệnh trên gan tôm nuôi

Bệnh do vi rút  Hepatopancreatic parvovirus (HPV) gây ra trên gan tuỵ tôm . Ban đầu vi rút HPV được ghi nhận trên tôm Sú, vì vậy vi rút này còn được gọi với tên Penaeus monodon densovirus (PmDNV), sau đó vi rút nhóm này tiếp tục được phát hiện gây bệnh trên các loài giáp xác 10 chân khác nên chúng hiện đang được gọi với tên mới là Decapod hepanhamaparvovirus (DHPV).

Vị trí Gan tụy ở tôm (Nguồn ảnh https://nongnghiepviet.com.vn)

Các vi rút DHPV hiện đã được ghi nhận lây nhiễm trên cả tôm Sú và tôm Thẻ nuôi thương phẩm. Dựa trên mức độ đa dạng về vật chất di truyền, vùng địa lý, và loài sinh vật bị lây nhiễm, các vi rút DHPV hiện được chia thành 5 kiểu di truyền nhỏ có ký hiệu là  type I; II; III, IV và V cho thấy sự đa dạng lớn của các vi rút này trong tự nhiên.  Vi rút DHPV tấn công vào các tế vào trong khối gan tuỵ dẫn đến khối gan tuỵ có dấu hiệu bị teo lại hoặc hoại tử và có máu trắng nhợt. Tôm bệnh do vi rút DHPV không thể hịện đặc trưng bên ngoài rõ rệt, tôm bệnh thường thấy bỏ ăn hoặc ít ăn, sinh trưởng chậm, hoạt động yếu và dễ bị nhiễm các sinh vật cơ hội bám trên mang, vỏ và các phần phụ, hệ cơ bụng đục mờ. Biểu hiện bệnh thường quan sát thấy sau 3 tháng nuôi trong ao thương phẩm.

Bệnh chậm lớn do vi rút MBV lây nhiễm trên tôm sú, vi rút này có tên gọi khác là PmSNPV hoặc PemoNPV. Trong các trại giống, tôm nhiễm MBV có khả năng gây thiệt hại cao do hao hụt. Trong ao nuôi thương phẩm, vi rút tấn công vào khối gan tuỵ của tôm gây hiện tượng chậm lớn trong ao nuôi, ao nhiễm MBV làm tôm có dấu hiệu phân đàn, màu sắc sậm lại.

Bài viết liên quan