Phát hiện sớm vi khuẩn nguy hiểm thường gặp trên gan tôm

Phát hiện sớm các mầm bệnh nguy hiểm trong khâu tuyển chọn con giống cũng như giám sát chặt sự hiện diện của chúng trong ao nuôi tôm có thể giúp ích được người nuôi trong công tác quả lý ao nuôi và hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất.
Chúng tôi nghiên cứu và phát triển thành công bộ dụng cụ hiện trườngbộ thuốc thử ADN phát hiện sớm các mầm bệnh trên gan tôm (Enterocytozoon hepatopenaei, Vibrio parahaemolyticus và vi khuẩn NHP-B). Với hệ thống chúng tôi cung cấp, người nuôi tôm có thể triển khai giám sát  mầm bệnh tại ao dễ dàng với chất lượng cao nhất bằng công nghệ phát hiện DNA không cần xây dựng phòng thí nghiệm, cắt giảm chi phí đào tạo và triển khai chủ động với thời gian chỉ 2,5 giờ
Nguồn ảnh trên mạng
Bệnh gan do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei thường được gọi là bệnh do EHP trong ngành công nghiệp nuôi tôm. Đây là loại vi khuẩn sống ký sinh trong tế bào gan dẫn đến chúng làm hỏng chức năng chuyển hoá năng lượng của gan tôm. Vi khuẩn Enterocytozoon hepatopenaei nguy hiểm bởi chúng có khả năng sinh bào tử vốn rất bền với các điều kiện môi trường khác nhau vì thế sự xuất hiện của chúng trong môi trường ao nuôi làm nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Bệnh hoại tử gan tuỵ trên tôm (AHPND) được phát hiện ban đầu ở vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, chúng có khả năng sinh sôi trong khối gan và tiết ra hai hoại độc tố có tên PirA và PirB gây độc cho gan tôm. Biểu hiện của bệnh hoại tử gan tuỵ có thể được quan sát sớm sau khoảng 10 ngày thả giống xuống ao nuôi. Dấu hiệu chính để nhận diện bệnh này quan sát được trên gan tôm gồm gan trương to, mất màu gan, xuất hiện đốm đen. Các dấu hiệu khác đi kèm thường là mềm vỏ, đường ruột đứt đoạn thức ăn. Hiện tượng tôm chết liên quan bệnh hoại tử gan thường diễn ra khoảng 30-35 ngày sau khi thả giống, vì đặc điểm này mà bệnh còn được gọi là hội chứng chết sớm (EMS). Các nghiên cứu sau này cho thấy khả năng sinh chất độc PirA và PirB có thể được truyền từ vi khuẩn V. parahaemolyticus sang các vi khuẩn Vibrio gần gũi khác như V. harvey, V. campbellii, V. owendii, V. punensis. Các vi khuẩn nhóm Vibrio thường được tìm thấy trong môi trường nước biển vì thế chúng có nguy cơ lây lan rất lớn làm ảnh hưởng đến toàn ao nuôi.
Bệnh do vi khuẩn NHP-B (Necrotizing hepatopancreatitis bacterium) gây ra là một dạng bệnh hoại tử gan khác được phát hiện trên tôm. Đối với trường hợp này, các vi khuẩn NHP-B xâm nhập vào tế bào gan tôm và sinh trưởng phát triển, để lây lan trong khối gan chúng phá vỡ tế bào gan và tiếp tục xâm nhập vào các tế bào gan khoẻ mạnh bên cạnh, và cứ thế chúng sẽ dần phá hỏng khối gan tụy của tôm. Dấu hiệu nhận biết bệnh do vi khuẩn NHP-B gây ra không rõ ràng gồm tôm giảm ăn, giảm tăng trưởng, mềm vỏ, gan có thể bị trương to, tổn thương vỏ kitin và có thể nhiễm khuẩn cơ hội tạo các đốm đen trên vỏ. Tỷ lệ thiệt hại có thể lên đến 95% ao nuôi.
Bài viết liên quan